Làm thế nào để
trẻ yêu thích việc đọc sách và coi sách như một người bạn thân, điều đó hóa ra
không hề khó như chúng ta đã nghĩ. Nếu bạn hiểu được quy luật của tâm lý, của
não bộ, hiểu được sở thích của trẻ, biết được cách thức khơi gợi niềm đam mê với
sách, bạn sẽ thành công.
- Vì sao có những đứa trẻ rất thích đọc
sách? Nhưng cũng có những em không thích sách?
- Làm gì khi con quá bận học hành mà
lơ là việc đọc?
- Cha mẹ không đọc nhiều, thì khuyến
khích trẻ yêu sách làm sao?
Bạn là một phụ huynh, nhà sư phạm, hay một nhà hoạt động xã hội đang đau đầu đi tìm lời giải cho những câu hỏi này? Là người lớn, chúng ta hiểu được tầm quan trọng của sách đối với trẻ. Thế nhưng việc khuyến khích con cầm quyển sách lên và đọc 1 trang, 2 trang, rồi cả chương sách lại là điều chẳng hề dễ dàng.
Đọc
sách thực sự cần thiết à? Vì sao?
Không ai có thể
phủ nhận tác dụng kỳ diệu của sách. Tuy nhiên, một cách tổng quan nhất, sách
mang lại cho trẻ em những gì? Khả năng tập trung? Lòng thấu cảm? Khả năng phát
triển tư duy? Sự cởi mở và bản lĩnh. Còn nhiều những điều hay ho ẩn chứa trong
từng trang sách khơi gợi cho trẻ sự tò mò, háo hức muốn tìm tòi và khám phá thế
giới. Hãy đọc kỹ cuốn cẩm nang và hệ thống lại chúng nhé!
Thế
nhưng, tại sao trẻ em ngày nay lại không thích sách?
Cuốn sách phân
tích kỹ về những rào cản, cả hữu hình lẫn vô hình, khiến trẻ em không thích việc
đọc. Từ tình trạng trẻ em thời nay rất kém tập trung và bị thu hút bởi rất nhiều
những phương tiện giải trí như điện thoại thông minh, ti vi, ipad…; đến việc bản
thân trẻ chán ghét việc đọc vì bị người lớn ép buộc đọc những quyển sách chúng
không thích, hay vì bận học nên không có thời gian. Cả việc bản thân người lớn
chúng ta không thích đọc sách nữa, thì làm thế nào để nêu gương cho trẻ?
Những
bài phân tích tâm lý cần thiết
Sách là món ăn
tinh thần. Có người thích ăn món này, có người lại thích ăn món khác. Vậy con bạn
phù hợp với món ăn nào nhất? Cuốn sách hướng dẫn cách thức quan sát xem trẻ thuộc
kiểu người nào, hướng ngoại hay hướng nội; cảm giác – cụ thể hay trực giác – trừu
tượng; lý trí hay cảm xúc; nguyên tắc hay linh hoạt? Con bạn thuộc kiểu người đọc
nào? Trẻ đang đứng ở đâu trên hành trình làm bạn cùng sách? Xác định được những
điều này, bạn cũng sẽ có thêm những gợi ý để hỗ trợ trẻ thích đọc hơn và đọc hiệu
quả hơn.
Nhóm
ngọn lửa của tình yêu sách
Nhóm tác giả đã
đưa ra một danh sách rất cụ thể những việc cần làm và nên làm để đem người bạn
sách đến với trẻ em. Từ hướng dẫn cách giới thiệu và khám phá một cuốn sách sao
cho thật hứng thú, đến cách tự làm một cuốn sách mini, làm kẹp sách, hay chuẩn
bị cho trẻ một không gian đọc gọi là “hang động Aladin” để trẻ thoải mái và sẵn
sàng khám phá cùng sách. Còn là hướng dẫn cách thức chọn đúng sách, cách đọc
sách khoa học - món ăn khó nhằn không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để thưởng thức.
Làm thế
nào để trẻ yêu thích việc đọc sách và coi sách như một người bạn thân, điều đó
hóa ra không hề khó như chúng ta đã nghĩ. Nếu bạn hiểu được quy luật của tâm
lý, của não bộ, hiểu được sở thích của trẻ, biết được cách thức khơi gợi niềm
đam mê với sách, bạn sẽ thành công.
No comments:
Post a comment